Những điều cần biết và cách chọn switch chia mạng

Những điều cần biết và cách chọn switch chia mạng

1. Mạng switch là gì?

Switch chia mạng – switch mạng hay thiết bị chuyển mạch dùng để kết nối các thiết bị mạng trong hệ thống với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Với mô hình này thì switch chia mạng được xem là vị trí trung tâm, tất cả các máy tính đều kết nối về đây và được kết nối với internet. Do đó, biết cách chọn switch chia mạng cho phù hợp là vô cùng quang trọng cho hoạt động ổn định của hệ thống mạng của bạn sau này.

2. Vai trò - chức năng của switch

Switch chia mạng làm việc như một Bridge nhiều cổng. Nếu như Hub nhận tín hiệu từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại thì switch lại nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng. Switch có hai chức năng chính chủ yếu đó là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích và và xây dựng các bảng Switch.

Switch mạng là một thiết bị được dùng vào việc định tuyến, thiết bị này có tác dụng tạo ra một đường nối tạm với một thiết bị khác rồi trung chuyển dữ liệu dựa vào các thuật toán nó đã được cài đặt sẵn, các thông số cho trong giao thức cụ thể và các tham số trong nguồn dữ liệu để xác định.

3. Phân loại switch

Workgroup switch: bộ chuyển mạch nhóm làm việc. Đây là loại switch được thiết kế có tác dụng nối trực tiếp các máy tính lại với nhau để hình thành một mạng ngang hàng. Tương ứng với một cổng của switch chỉ có một địa chỉ máy tính trong bảng địa chỉ. Như vậy, loại switch này không cần thiết phải có bộ nhớ lớn cũng như tốc độ xử lý cao, giá thành của nó cũng thấp hơn các loại khác.

Segment switch: bộ chuyển mạch nhánh mạng. Segment switch nối các Hub hay workgroup switch lại với nhau, hình thành một liên mạng ở tầng hai. Tương ứng với mỗi cổng sẽ có nhiều địa chỉ máy tính, vì thế bộ nhớ của nó cần thiết phải đủ lớn. Vì lượng thông tin xử lý lớn nên tốc độ xử lý đòi hỏi phải cao.

Backbone switch: bộ chuyển mạch đường trục. Backbone switch nối kết các segment switch lại với nhau. Trong trường hợp này thì bộ nhớ và tốc độ xử lý của switch phải rất lớn để nó có thể chưa đủ địa chỉ cho tất cả các máy tính trong toàn liên mạng và hoán chuyển kịp thời dữ liệu giữa các nhánh mạng.

4. Số lượng cổng mạng

Thông thường, các switch chia mạng có số lượng cổng là lũy thừa của 2 như 2 – 4 – 8 – 16 cổng. Bạn hãy xem đang có bao nhiêu máy tính trong mạng và bạn sẽ định gắn thêm bao nhiêu máy tính nữa vào chiếc switch. Cách tốt nhất hãy dự phòng thêm một vài cổng để phòng khi chúng bị hỏng và dùng để mở rộng việc kết nối switch với các switch khác có sẵn trong mạng hay nối với Router ADSL và điểm truy cập Wireless. Vấn đề này khá quan trọng để có cách chọn switch chia mạng phù hợp khi hệ thống có nhu cầu mở rộng sau này.

5. Quan tâm đến tốc độ cổng kêt nối

Các dòng switch chia mạng cùng sử dụng công nghệ kết nối Ethernet, tuy nhiên mỗi dòng switch lại hỗ trợ các cổng có tốc độ kết nối khác nhau. Thông thường cổng Ethernet sẽ hỗ trợ tốc độ 10Mbps, các cổng FastEthernet sẽ hỗ trợ tốc độ 100Mbps, còn các cổng GigaEthernet thì đạt ngưỡng 1000Mbps (hay 1Gbps). Khi bạn sử dụng cổng 100Mbps, thì bạn sẽ có thể chia sẻ các tập tin, hình ảnh hay video trong mạng LAN nhanh hơn khi dùng cổng tốc độ 10Mbps. Bạn cần lưu ý rằng tốc độ đường truyền Internet ADSL chỉ trong khoảng từ 1 Mbps – 3 Mbps, nên việc kết nối đến cổng 10Mbps hay cổng 100Mbps để đi ra Internet sẽ không có gì khác biệt.

Hơn nữa, tốc độ cảu một thiết bị có khả năng tương thích ngược với các tốc độ thấp hơn. Như cổng 1Gbps có thể hoạt động ở các tốc độ 1000Mbps, 100Mbps, 10Mbps, card mạng 100Mbps thì hoạt động được ở hai tốc độ 100MBps và 10Mbps. Chính vì vậy, để đạt được một tốc độ nào đó, các thiết bị phải đồng bộ với nhau, nghĩa là bạn phải dùng các máy tính có card mạng 1Gbps, toàn bộ dây cáp mạng UTP CAT6 (category 6) nối vào các cổng 1Gbps của Switch thì mới có thể luân chuyển tốc độ 1Gbps giữa các máy tính với nhau. Nếu thiếu sự đồng bộ, thì kế quả đạt được là tốc độ tối đa nhỏ nhất mà các thiết bị trong hệ thống có thể đạt được. Ví dụ như card mạng 10Mbps, dây cáp UTP CAT5 100Mbps, cổng Switch 1Gbps, thì tốc độ chuyển dữ liệu từ máy tính đến Switch cũng chỉ là 10Mbps. Vì vậy biết cách chọn switch sẽ quang trọng để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho việc thiết thế hệ thống mạng.

6. Công nghệ

Một yếu tố quan trọng khi bạn chọn mua switch đó là việc bạn quan tâm xem thiết bị này có được sử dụng một số công nghệ trong quá trình thiết kế hay không. Để đánh giá một switch tốt, bạn cần xem xét đến yếu tố: khi một switch tốt thì phải hỗ trợ các cổng truyền dữ liệu theo dạng song công (full duplex), tức là trong cùng một thời điểm thì vừa có thể gửi vừa có thể nhận dữ liệu. Còn trong trường hợp chỉ có thể hoạt động ở trạng thái đơn công (half duplex), thì tại mỗi thời điểm máy tính chỉ có thể gửi, hoặc nhận dữ liệu thôi.

Các công nghệ chuyển mạch của switch chia mạng được quan tâm bao gồm: Pass through (Switch vừa nhận được gói tin thì chuyển đi ngay, cách này giúp Switch hoạt động nhanh nhất, nhưng dễ gây lỗi), Fragment Free (chờ đọc 64 byte dữ liệu để kiểm tra lỗi, nếu không lỗi thì chuyển), và Store and Forward (đọc và lưu toàn bộ gói tin vào Switch, kiểm tra lỗi toàn bộ, nếu không phát hiện lỗi mới chuyển đi). Công nghệ Store and Forward hoạt động chậm nhất, nhưng ổn định nhất. Nó cũng đòi hỏi Switch phải có bộ nhớ đệm lớn để lưu và xử lý cùng lúc nhiều gói tin. Khả năng kiểm lỗi sẽ giúp switch phát hiện ra các gõi tin bị lỗi trong quá trình chuyển nhận và sửa lỗi đó mà không cần phải yêu cầu gửi lại gói tin đó.Yêu cầu băng thông bên trong của thiết bị switch phải đạt mức cao, thông thường mức cần đạt trên 1Gb/s.

7. Chọn kiểu dáng và cấp nguồn

Khi chọn switch mạng, bạn nên quan tâm đến kiểu dáng, màu sắc và cấp nguồn của nó. Thiết bị thường nằm ở các nơi dễ thấy để tiện kiểm tra và kết nối. Hệ thống đền LED cảnh báo cũng nên có đầy đủ và rõ ràng để việc quan sát các trạng thí kết nối được dễ dàng hơn.

Phân cấp nguồn cho thiết bị: bạn nên chọn loại dùng điện trực tiếp qua nguồn điện xoay chiều dân dụng, thay cho việc dùng bộ nắn điện sang nguồn điện một chiều.

8. Chọn thương hiệu và chế độ bảo hành

Khi chọn switch, một trong những việc làm khá quan trọng mà người sử dụng cần làm đó là chọn những sản phẩm chất lượng và uy tín của dòng thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy nào đó để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm trong quá trình sử dụng. Nếu chất lượng switch không tốt và đặc biệt nếu bị hỏng thì ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống mạng nội bộ bạn đang sử dụng. Khi chọn mua thiết bị, bạn cũng nên tham khảo chế độ bảo hành. Hiện nay trên thị trường có một số thương hiệu nổi tiếng với chất lượng cũng như độ uy tín như: TP-Link, Cisco, Plannet,… để Quý vị có thể lựa chọn theo nhu cầu và mục đích sử dụng.

Nguồn: Tham khảo

 

Thanh Thùy

ĐT: 0983.805.985

Hoàng Tuấn

ĐT: 0983.52.11.66

Thanh Mai

ĐT: 0988.81.56.85

Chiến Lê

ĐT: 0986.108.592